Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Chuyện làm vlogger

     Mùa hè năm ngoái, vì ý thức được rằng sắp bước vào "khổ ải" lớp 9 rồi nên mình quyết tâm chuẩn bị thật tốt để vô năm không thua bạn kém bè. Thời điểm đó mình đã bắt đầu theo dõi nhiều study vlogger để có thêm động lực học hành. Mình thật sự ngưỡng mộ những con người ấy- những người học 14 tiếng một ngày, chồng sách đọc chất cao như núi, tập vở đẹp đẽ, sáng tạo, những bí quyết học tập họ chia sẻ rất bổ ích và truyền cho mình nhiều nguồn cảm hứng. Nhưng hỡi ơi, phần lớn các study vlogger ấy đều là người nước ngoài hay du học sinh học Đại học, dù họ có thúc đẩy mình học tới đâu đi nữa thì học gì vẫn là chuyện mình phải lo. Mình đã tìm kiếm nhiều nguồn định hướng nên chuẩn bị gì cho năm học lớp 9, nên học chương trình lớp 9 thế nào và kết quả mình nhận được là các video chẳng khác gì một bài giảng văn lê thê của thầy cô trên lớp với nội dung rất ư là chung chung: Bước 1: Chuẩn bị tâm lí (vì em đã chuẩn bị tâm lí nên mới sốt sắng đi tìm các video kiểu này thay vì xem mv củ
Các bài đăng gần đây

Chuyện tình yêu tuổi học trò: Làm sao để bức tranh vỡ vẫn đẹp?

Chuyện tình yêu tuổi học trò: Làm sao để bức tranh vỡ vẫn đẹp? "Tình đầu là tình dang dở", lời ấy đúng với phần lớn chúng ta. Những mối tình thuở "ô mai" tuy rất đặc biệt nhưng bản chất vẫn ngắn hạn, thường trở thành hồi ức gắn bó với con người về sau với nhiều nỗi tiếc nhớ mỗi khi tìm về. Dù nghe có vẻ đau đớn nhưng mỗi cô cậu học trò cũng nên chuẩn bị trước tâm lí cho sự dang dở mỗi khi bắt đầu một mối quan hệ tình cảm. Việc chia tay nếu có xảy ra cũng hãy nghĩ đây là chuyện sớm muộn . Thế nhưng sau một cuộc đổ vỡ, không làm sao tránh khỏi cảm giác đau lòng, buồn bã, tiếc thương những con người cũ, những kỉ niệm cũ (còn nếu bạn không cảm thấy như thế thì nên đi xin lỗi người bạn cũ của bạn đi, bạn cạn tình quá!). Vậy, bằng kinh nghiệm từ mối tình vừa qua của bản thân, mình muốn chia sẻ với bạn những cách vượt qua nỗi buồn hậu chia tay được dành riêng cho tuổi teen tụi mình, để bức tranh tình thanh xuân dù vỡ nhưng vẫn thật đẹp. 1. Yêu văn minh chia tay văn m

Chuyện tình yêu tuổi học trò: Góc nhìn của "người trong cuộc"

Chuyện tình yêu tuổi học trò: Góc nhìn của "người trong cuộc" "Chuyện tình yêu tuổi học trò" không còn là chủ đề hiếm hoi hay "nhạy cảm" mỗi khi nhắc đến nữa. Nhưng hầu hết các bài viết về chủ đề này đều đến từ những người đã trải qua tuổi học trò và viết nhằm dụng ý phê phán hay nhắc nhở thế hệ sau về mặt tiêu cực của việc "yêu sớm" hoặc những góc nhìn tích cực hơn đều cho rằng đây là tình cảm "trong sáng", "hồn nhiên", "thuần khiết" và "dễ thương"-những từ ngữ vốn mặc định về "tuổi học trò" mà không thật sự đi sâu vào để tìm hiểu cảm xúc của "người trong cuộc", rằng bọn chúng cảm thấy thế nào khi ở trong mối quan hệ, có khó khăn gì không, có thắc mắc gì không,...Những đánh giá bên ngoài không giúp giảm đi mặt tiêu cực của tình yêu tuổi học trò. Vì thế, mình sẽ cùng các bạn tìm hiểu kỹ hơn về tình cảm hiện thời, quá khứ hay sắp đón nhận trong tương lai để cùng nhau nhìn nhận một

Mình rút ra điều gì sau 15 nồi bánh chưng? (phần 2)

Mình rút ra điều gì sau 15 nồi bánh chưng? (phần 2) Sau hai điều nghe có vẻ cứng nhắc ở phần 1, phần 2 mình xin nói về 2 điều chắc chắn là cứng nhắc luôn chứ không còn "có vẻ" nữa.    3. Thật ra không ai quan tâm đến các vấn đề của bạn lắm đâu Nghe có vẻ phũ phàng đấy nhưng đó là sự thật. Mình ước có thể nhận ra điều này sớm hơn để đỡ tốn thời gian kêu ca phàn nàn rằng: Ai cũng có mối bận tâm của riêng họ, mình gặp khó khăn này thì họ gặp khó khăn kia. Nếu không phải cha mẹ thì chẳng ai nợ bạn điều gì để ngồi nghe những "tâm sự" sướt mướt não nề và tìm cách giải quyết triệt để giùm cho bạn đâu. Mỗi lúc gặp khó khăn (thất tình chẳng hạn) bạn sẽ cần lắm một người đủ sâu sắc để ở bên ủi an, cho bạn một điểm tựa để trái tim yên bình hơn, những lời động viên để bão lòng nguôi ngoai lại và bạn sẽ thấy thật quý người đó quá, nhờ họ mà bạn cảm thấy tốt hơn đúng không nào? Nhưng rồi sau khi trút bầu tâm sự, đón nhận những lời khuyên thì hãy cảm ơn người bạn đó thật nh

Mình rút ra điều gì sau 15 nồi bánh chưng? (phần 1)

Mình rút ra điều gì sau 15 nồi bánh chưng? (phần 1)   Xin chào. Mình là một học sinh 15 tuổi với cơ thể, trí óc, tâm hồn 15 tuổi nên những bài viết của mình đều phản ảnh thật nhất những suy nghĩ, hành động của cái tuổi "ẩm ương" này. Đối tượng mà những bài viết của mình hướng tới đương nhiên là những bạn học đồng trang lứa với mình nhưng nếu các bậc phụ huynh muốn đọc để hiểu những đứa con "dở người" của mình hơn thì rất sẵn lòng, con sẽ là "gián điệp tuổi teen" của các cô chú!    Bài viết hôm nay là những điều mình học được để phát triển bản thân hơn sau 15 năm tuổi trẻ (nghe  không ấn tượng lắm nhỉ nhưng những bài học này đã tạo nên bước ngoặt cho phần đầu cuộc đời mình)        1. Việc học rất quan trọng và việc học giỏi cũng vậy Năm lớp một lớp hai, mình cũng như bao cô cậu học trò nhỏ khác, ham chơi vô đối và cực ghét việc đến trường. Mình từng cố tình đổ sữa Cô gái Hà Lan hương dâu lên vở bài tập toán để khỏi làm bài và vờ đau bụng để nghỉ họ