Chuyển đến nội dung chính

Chuyện tình yêu tuổi học trò: Làm sao để bức tranh vỡ vẫn đẹp?

Chuyện tình yêu tuổi học trò: Làm sao để bức tranh vỡ vẫn đẹp?

"Tình đầu là tình dang dở", lời ấy đúng với phần lớn chúng ta. Những mối tình thuở "ô mai" tuy rất đặc biệt nhưng bản chất vẫn ngắn hạn, thường trở thành hồi ức gắn bó với con người về sau với nhiều nỗi tiếc nhớ mỗi khi tìm về. Dù nghe có vẻ đau đớn nhưng mỗi cô cậu học trò cũng nên chuẩn bị trước tâm lí cho sự dang dở mỗi khi bắt đầu một mối quan hệ tình cảm. Việc chia tay nếu có xảy ra cũng hãy nghĩ đây là chuyện sớm muộn . Thế nhưng sau một cuộc đổ vỡ, không làm sao tránh khỏi cảm giác đau lòng, buồn bã, tiếc thương những con người cũ, những kỉ niệm cũ (còn nếu bạn không cảm thấy như thế thì nên đi xin lỗi người bạn cũ của bạn đi, bạn cạn tình quá!). Vậy, bằng kinh nghiệm từ mối tình vừa qua của bản thân, mình muốn chia sẻ với bạn những cách vượt qua nỗi buồn hậu chia tay được dành riêng cho tuổi teen tụi mình, để bức tranh tình thanh xuân dù vỡ nhưng vẫn thật đẹp.

1. Yêu văn minh chia tay văn minh

     Trong mối quan hệ, dù là bằng tuổi, dù là cùng lớp luôn phải dành cho nhau sự tôn trọng và một khoảng cách nhất định để như trên kia mình từng nói: luôn phải chừa  một lối thoát an toàn phòng khi mối quan hệ đổ vỡ. Khi ta dành cho nhau sự tôn trọng, khách sáo ngay khi trong mối quan hệ thì khi chia tay, xác suất hai người trở mặt nói xấu, công kích nhau sẽ thấp hơn. Sau khi chia tay, mọi bí mật về người ấy, những điều người ta làm mình đau lòng, những chuyện không hay xảy ra,...hãy giữ kín giùm cho nhau hoặc tốt nhất là quên tất cả đi. Lặng lẽ unfriend, xóa hình, chuyển từ trạng thái "hẹn hò" sang "độc thân" để thông báo cho mọi người biết là: "chỗ này đang buồn tránh làm phiền nhé". Tạm thời rời xa mạng xã hội và tránh tiếp xúc với nhiều người phòng khi mất bình tĩnh mà làm điều đáng hối hận. Đặc biệt, tạm thời đừng nói gì về người hay mối quan hệ cũ, vì vừa mới chia tay chúng ta chưa thật sự đủ "tỉnh táo" để nhìn nhận lại vấn đề, chỉ cần biết là mọi thứ chấm dứt rồi, thế thôi. Sự văn minh sau khi chia tay không phải là đè nén nỗi đau hay sự miễn cưỡng chấp nhận mà là vì tương lai của cả hai, việc gì qua rồi cứ để qua, hãy nghĩ rằng dù gì họ cũng từng khiến mình hạnh phúc mà tha thứ, mà buông bỏ. Đừng vội phân trần, đừng lập hội "vạch mặt" nhau, tổn thương người nhưng thật chất cũng là tự tổn thương mình.

2. Chiều chuộng bản thân trong vòng một tuần

     Sau khi chia tay, nhiều người cứ nghĩ dăm ba mối tình cỏn con này có gì đáng buồn, rằng mình sẽ vượt qua nhanh thôi mà,...Nhưng không đâu bạn ơi, lừa dối cảm xúc không phải là một ý hay thậm chí cách đó chỉ khiến cảm xúc tiêu cực bị dồn nén chờ đến ngày "nổ tung" hoặc nó sẽ đè nặng tâm trí bạn mỗi ngày làm vắt kiệt cả sức lực và cảm hứng làm việc. Vì thế, hãy thành thật lắng nghe tâm trí: bạn đang rất buồn phải không, bạn không thể chấp nhận phải không, bạn thấy dằn vặt, tiếc nuối, nhớ nhung phải không,bạn muốn khóc, muốn hét lớn, muốn đập phá, muốn chửi bới, la làng, múa may quay cuồng,... Sao? Đây mới là bạn lúc này đúng chứ? Nếu không thì ít nhất nó cũng đúng với mình. Cách mình vượt qua những cảm giác tồi tệ đó là thẳng thắn thừa nhận cảm xúc trong mình rồi cho phép bản thân được khóc, được ngủ, được xem phim, được không học bài, được thức khuya, được lười skincare, lười yoga trong vòng...một tuần. Tất cả những thứ ngốc nghếch tồi tệ ấy được phép diễn ra trong thời gian hạn định là một tuần chỉ  nhằm mục đích an ủi bản thân và xoa diệu nỗi đau chứ không đồng nghĩa với việc bỏ bê bản thân, ăn chơi sa đọa hay thay đổi theo chiều hướng tiêu cực hậu chia tay đâu nhé. Sau một tuần, mọi thứ bắt buộc phải trở về nhịp sống bình thường nhưng mình cá là không cần gượng ép tâm trạng của bạn cũng trở nên tốt hơn nhiều vì bạn đã "tự xõa" xong xuôi cả rồi, bây giờ hãy để thời gian làm tiếp việc của nó. Nên nhớ: trốn chạy cảm xúc tiêu cực không có ích gì, hãy dũng cảm đối mặt với nó và cho phép bản thân được phục hồi trong một tuần trước khi bắt nó đón nhận tiếp một nỗi đau nào khác nhé!

3. Tự vấn, tha thứ và bước tiếp 

     Sau khi bình ổn tinh thần, bạn cần nhìn lại để rút ra bài học cho bản thân: nguyên nhân cốt yếu dẫn đến chia tay là gì, bạn đã làm gì dẫn đến nguyên nhân ấy, người bạn kia làm gì dẫn đến nguyên nhân ấy.   Thật sự rất đau lòng nhưng lời cuối cùng mình nói với bạn ấy trước khi cả hai trở về làm bạn đó là: "Tôi xin lỗi.". Chẳng cần biết lỗi mình nhiều hay ít, mình góp phần khiến mối quan hệ này đổ vỡ, mình tổn thương người ta, là mình có lỗi. Khi dũng cảm nhận lỗi, mình sẽ thấy nhẹ lòng hơn, hạ một kết thúc nhẹ nhàng văn minh cho câu chuyện tình đã qua và hơn hết là rút ra được kinh nghiệm để ngày càng trưởng thành trong chuyện tình cảm.
     Tự vấn bản thân rồi thì nghĩ đến người. Người lừa dối ta, người tổn thương ta, người bỏ mặc ta, người phũ phàng, người cay nghiệt, người cạn tình kiệt nghĩa,...tất cả cũng qua rồi. Hãy vui vì bạn đã không làm như vậy và hãy mừng vì mình nhận ra được điều này để buông bỏ đúng lúc. Nhìn thấy lỗi sai của người càng cho ta thấy tính đúng đắn của cuộc chia tay. Nhưng nhìn rồi để đó, đừng trách móc, đừng thù hận chi cho mệt lòng, lỗi người ta để người ta tự sửa. Hãy tha thứ thứ nhất là cho mình, thứ hai là cho người từng bên mình và làm mình hạnh phúc, thứ ba là cho bức tranh tình cả hai vẽ nên không nhuốm thêm màu u tối. Hãy biết ơn những kỉ niệm, giữ gìn và trân trọng từ món quà đầu tiên đến món quà cuối cùng. Hãy cất mối tình này vào sâu thẳm trái tim, xem nó như một bài học đầu đời. Sau khi chia tay vẫn có thể quay về làm bạn bình thường. Đúng rồi, làm bạn đấy, bạn tốt nữa cơ nhưng nếu không phiền thì...tránh xa xa nhau ra chút được không?
     "Sau cơn mưa rồi trời sẽ lại sáng", sau những chuỗi ngày sống trong đau khổ, đến một lúc nào đó bạn sẽ nhận ra, cuộc sống vẫn tiếp diễn, vẫn phát triển, thời gian vẫn trôi, dòng người vẫn chạy, người yêu cũ đã theo đuổi người mới, chẳng lẽ chỉ có bạn mãi sống trong quá khứ, mãi day dứt, mãi tiếc nuối những thứ đã rồi. Nói thật nhé, đến nước này thì chuyện quay lại là bất khả thi và lựa chọn chuyện quay lại cũng không phải là một lựa chọn khôn ngoan lắm. Bạn cần phải sống cho bản thân mình, cho sự nghiệp tương lai, cho gia đình và bạn bè. Chỉ cần bạn để ý, bên cạnh bạn vẫn còn rất nhiều người sẵn lòng yêu thương, quan tâm, lo lắng cho bạn chẳng kém gì người yêu, chỉ khác là tình cảm ấy mang tính bền vững và thậm chí là bất diệt chứ không bấp bênh mơ hồ như tình yêu đôi lứa. Lựa chọn việc phát triển bản thân theo chiều hướng tích cực không phải là một lựa chọn dễ dàng nhưng chắc chắn là một lựa chọn khôn ngoan. Hãy đẹp hơn, học giỏi hơn, đạo đức tốt hơn để thứ nhất là cho bạn, thứ hai là vì một lí do ti tiện hơn nhưng cũng hiệu quả không kém: khiến cho người cũ tiếc trào máu khi để mất một viên ngọc quý như bạn.
Ngày 28/06/2019

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Mình rút ra điều gì sau 15 nồi bánh chưng? (phần 1)

Mình rút ra điều gì sau 15 nồi bánh chưng? (phần 1)   Xin chào. Mình là một học sinh 15 tuổi với cơ thể, trí óc, tâm hồn 15 tuổi nên những bài viết của mình đều phản ảnh thật nhất những suy nghĩ, hành động của cái tuổi "ẩm ương" này. Đối tượng mà những bài viết của mình hướng tới đương nhiên là những bạn học đồng trang lứa với mình nhưng nếu các bậc phụ huynh muốn đọc để hiểu những đứa con "dở người" của mình hơn thì rất sẵn lòng, con sẽ là "gián điệp tuổi teen" của các cô chú!    Bài viết hôm nay là những điều mình học được để phát triển bản thân hơn sau 15 năm tuổi trẻ (nghe  không ấn tượng lắm nhỉ nhưng những bài học này đã tạo nên bước ngoặt cho phần đầu cuộc đời mình)        1. Việc học rất quan trọng và việc học giỏi cũng vậy Năm lớp một lớp hai, mình cũng như bao cô cậu học trò nhỏ khác, ham chơi vô đối và cực ghét việc đến trường. Mình từng cố tình đổ sữa Cô gái Hà Lan hương dâu lên vở bài tập toán để khỏi làm bài và vờ đau bụng để nghỉ họ

Chuyện làm vlogger

     Mùa hè năm ngoái, vì ý thức được rằng sắp bước vào "khổ ải" lớp 9 rồi nên mình quyết tâm chuẩn bị thật tốt để vô năm không thua bạn kém bè. Thời điểm đó mình đã bắt đầu theo dõi nhiều study vlogger để có thêm động lực học hành. Mình thật sự ngưỡng mộ những con người ấy- những người học 14 tiếng một ngày, chồng sách đọc chất cao như núi, tập vở đẹp đẽ, sáng tạo, những bí quyết học tập họ chia sẻ rất bổ ích và truyền cho mình nhiều nguồn cảm hứng. Nhưng hỡi ơi, phần lớn các study vlogger ấy đều là người nước ngoài hay du học sinh học Đại học, dù họ có thúc đẩy mình học tới đâu đi nữa thì học gì vẫn là chuyện mình phải lo. Mình đã tìm kiếm nhiều nguồn định hướng nên chuẩn bị gì cho năm học lớp 9, nên học chương trình lớp 9 thế nào và kết quả mình nhận được là các video chẳng khác gì một bài giảng văn lê thê của thầy cô trên lớp với nội dung rất ư là chung chung: Bước 1: Chuẩn bị tâm lí (vì em đã chuẩn bị tâm lí nên mới sốt sắng đi tìm các video kiểu này thay vì xem mv củ