Chuyển đến nội dung chính

Mình rút ra điều gì sau 15 nồi bánh chưng? (phần 1)

Mình rút ra điều gì sau 15 nồi bánh chưng? (phần 1)

  Xin chào. Mình là một học sinh 15 tuổi với cơ thể, trí óc, tâm hồn 15 tuổi nên những bài viết của mình đều phản ảnh thật nhất những suy nghĩ, hành động của cái tuổi "ẩm ương" này. Đối tượng mà những bài viết của mình hướng tới đương nhiên là những bạn học đồng trang lứa với mình nhưng nếu các bậc phụ huynh muốn đọc để hiểu những đứa con "dở người" của mình hơn thì rất sẵn lòng, con sẽ là "gián điệp tuổi teen" của các cô chú! 
  Bài viết hôm nay là những điều mình học được để phát triển bản thân hơn sau 15 năm tuổi trẻ (nghe  không ấn tượng lắm nhỉ nhưng những bài học này đã tạo nên bước ngoặt cho phần đầu cuộc đời mình)

      1. Việc học rất quan trọng và việc học giỏi cũng vậy

Năm lớp một lớp hai, mình cũng như bao cô cậu học trò nhỏ khác, ham chơi vô đối và cực ghét việc đến trường. Mình từng cố tình đổ sữa Cô gái Hà Lan hương dâu lên vở bài tập toán để khỏi làm bài và vờ đau bụng để nghỉ học. Ở trong lớp thì chỉ mơ tưởng đến giờ ra chơi mình nên làm gì, ăn gì, kể chuyện gì với bạn và không thể tập trung vào lời cô giáo giảng quá ba giây. Điểm số và thành tích học tập của mình những năm ấy cũng ở mức "lê lết", học cho có, thi cho có. Lớp hai của mình có một bạn học cực giỏi và mình thần tượng bạn ấy như một vị thánh thần, mình từng hỏi câu "Làm sao mà bà học giỏi thế?" hàng chục lần mỗi khi mình chạm mặt bạn ấy. Mình từng nghĩ là mình không thể học giỏi ( thật chất thì mình chưa có ý định học giỏi thời điểm đó). Thế rồi mình cứ học một cách đầy chán nản, bất mãn như thế đến năm lớp ba. Khi đang chơi bời hứng chí với nhóm bạn dưới "xóm nhà lá" khu bàn cuối, cô bất ngờ đọc điểm kiểm tra giữa kì một. Mình trước đây không quan tâm đến điểm số cũng giống như không quan tâm đến việc học vậy. Nhưng lần này tự nhiên thấy ai cũng điểm cao quá, mình tự nhiên sốt ruột, mình cũng muốn điểm cao, như các bạn vậy, mình nghĩ thế. Nhưng tới mình thì đột nhiên biểu đồ điểm đang cao chót vót bỗng vụt xuống một cách đầy đau đớn :6.5 điểm môn toán. Thật sự đó là một con số rất đáng lo ngại với học sinh tiểu học nhưng nếu là mình của năm lớp hai mình sẽ không cảm giác gì đâu, rốt cuộc thì cũng chỉ là con số thôi mà. Nhưng mình của năm lớp ba thì khác, mình thấy thất vọng, tiếc nuối, mình nhận ra là mình quá bàng quang mà bỏ rơi việc học tới mức gần như "mất gốc". Cô bạn của mình năm ấy cũng bị điểm kém và bạn ấy khóc rất nhiều. Mình nhìn bạn ấy cũng rất đồng cảm và buồn, nhưng mình chưa nghĩ đến việc khóc. Bạn ấy khóc vì sợ mẹ la, còn mẹ mình vốn chưa từng la mình vì điểm kém hay nói cách khác là mình may mắn có cha mẹ không đặt nặng việc phải đạt điểm cao. Vì thế khóc không phải là lựa chọn của mình, mình có một lựa chọn khác, đó là nhìn nhận lại chính bản thân và cải thiện nó. Mình không chấp nhận bản thân ở lúc đó, mình muốn trở nên thông minh và học giỏi hơn. Mình từng search :'"Làm sao để học giỏi?" trên mạng và không nhớ rõ lắm là đã từng đọc những gì. Mình từng xin tiền mẹ mua sách tham khảo và nâng cao toán lớp 3, những bài văn mẫu hay lớp 3, tập viết chữ đẹp lớp 3,... và bắt đầu chú tâm học hành hơn. Chỉ quyết tâm thôi thì không đủ, đặc biệt là đối với một đứa trẻ, mình cần có động lực. Động lực tuyệt vời nhất đến từ lời khen, sau vài ngày cố gắng nghe giảng và search :"Làm sao để học giỏi?", mình đột nhiên xuất thần tóm tắt đúng một đề bài mà phần lớn bạn bè xung quanh tóm tắt sai. Một người bạn đã khen mình thông minh, lần đầu tiên mình được nghe lời khen này từ một người ở trường học. Điều đó là mình tự tin hơn và chăm học hơn để có thể "thông minh hơn". Mình nỗ lực để theo kịp các bạn trong năm lớp ba, lớp bốn và năm lớp năm thật sự là một năm "huy hoàng" khi mình được công nhận là một đứa học giỏi trong lớp và khám phá ra được khả năng viết văn của mình. Các bài văn của mình viết ra cô giáo đều giữ làm văn mẫu và đọc cho cả lớp, cảm giác đấy tự hào và thích thú lắm. Nếu trước đây cô giáo lớp hai hay gọi mình lên làm bài một cách bất ngờ làm mình lúc nào cũng thấp thỏm lo sợ thì giờ đây mình được trải nghiệm cảm giác ngồi rung đùi bình thản nhìn tụi học kém khổ sở giải bài. Bạn bè bắt đầu đến với mình nhiều hơn, mình yêu việc học và việc đến trường hơn, mình chủ động mua sách hay bìa sơ mi để phục vụ việc học thay vì mua những thứ linh tinh khác. Việc nỗ lực thay đổi việc học trong những năm tiểu học tạo tiền đồ cho mình học tốt những năm cấp hai và khám phá nhiều giá trị tuyệt vời hơn của bản thân và của tri thức. Việc học thật sự rất quan trọng và việc học giỏi là không bắt buộc nhưng cần thiết để bạn nhận ra điều đó. Học thật tốt rồi bạn sẽ thấy thế giới đối đãi với bạn theo một kiểu khác và các cơ hội tốt lành sẽ lũ lượt kéo đến.

         2. Đừng ngại với việc trở nên nổi trội

Nhiều người ưa thích một lối sống yên bình nhàn nhã đến mức mà vào lớp là ngồi im phăng phắc, hỏi đến mới nói hay khá hơn là tìm một nhóm bạn rồi dựa hoàn toàn vào sức mạnh tập thể, có tập thể mới dám nói, không có tập thể thì "hiện nguyên hình" là thỏ con yếu ớt, hiền lành, ngoan ngoãn. Những người ấy phần lớn đều lên mạng sau mỗi giờ học và kêu ca về việc bị chèn ép trong lớp, về việc áo lớp in màu đỏ trong khi mình thích màu xanh, việc thầy cô trừ điểm mình vô cớ, việc nhỏ lớp trưởng không cho mình vô nhóm văn nghệ vì không biết mình hát hay, bla bla bla...Tại sao ngay tại trong lớp bạn không giơ tay lên và nói rằng mình thích màu xanh, rằng thầy cô làm vậy là vô lí, rằng mình muốn vô đội văn nghệ và mình sẽ chứng minh tài năng của mình bằng cách hát ngay một bài "dằn mặt" nhỏ lớp trưởng. Đơn giản vì bạn sợ. Sợ nổi trội. Sợ người khác phán xét. Sợ cảm giác "một mình". Nhưng bạn ơi, bạn là một phần tử trong lớp, bạn có đầy đủ quyền lợi như mọi người và giá trị của lời nói của bạn ít nhiều cũng sẽ khiến người ta quan tâm (trừ phi bạn nói nhảm) nhưng giá trị đó chỉ được phát huy khi bạn nhìn thẳng vào mắt người bạn muốn góp ý và dõng dạc to rõ nói lên suy nghĩ của mình, chứ không phải đợi người ta ung dung ra về với ý kiến đã quyết định rồi mới tụ họp bạn bè lại để "bất mãn" hay lên mạng "bức xúc". Đó là hèn nhát, là tự mình tước đi quyền lợi của mình. Khi bạn trở nên nổi trội bằng việc mạnh dạn đưa ra chính kiến, sẵn sàng đứng giữa lớp để thuyết trình mà không cần partner, sẵn sàng đối đáp với thầy cô ( tất nhiên là với thái độ tôn trọng và nghiêm túc nhé) những điều mình chưa hài lòng, bạn sẽ nhận ra sức mạnh tiềm ẩn trong mình, bạn sẽ tự tin hơn rất nhiều. Đối với người khác, họ cũng sẽ tôn trọng những người có chính kiến riêng hơn những kẻ nhạt nhòa hoặc a dua, giá trị của bạn trong mắt họ sẽ được nâng lên và mình cá là những lần sau trước một quyết định gì, lớp trưởng hay giáo viên sẽ hỏi ý kiến bạn đấy, chuẩn bị tỏa sáng đi nhé.
Tuy nhiên, nổi trội không có nghĩa là chơi trội, điều đó chỉ khiến bạn tự hạ thấp giá trị của mình hơn thôi.
Ngày 25/06/2019


Nhận xét

  1. Đa khoa Phương Nam là một địa chỉ nhận được nhiều sự tin tưởng của mọi người, nhất là người dân trên cùng địa bàn. Hiện phòng khám được xây dựng theo quy chuẩn hiện đại, gồm nhiều khu khám bệnh được chia theo khoa riêng biệt, có đầy đủ các phòng khám, không gian khám hiện đại, sang trọng để đảm bảo phục vụ đầy đủ nhu cầu của bệnh nhân.
    Hệ thống phòng khám bệnh tốt nhất có Đa khoa Phương Nam

    Trả lờiXóa
  2. Hiện nay, phương pháp xét nghiệm ADN thai nhi không xâm lấn được các bác sĩ khuyến khích thực hiện nhiều hơn so với phương pháp xâm lấn. Đơn giản là vì nó cực kỳ an toàn với thai phụ và không gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm ADN.
    Xét nghiệm ADN của thai nhi bằng phương pháp không xâm lấn

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chuyện tình yêu tuổi học trò: Làm sao để bức tranh vỡ vẫn đẹp?

Chuyện tình yêu tuổi học trò: Làm sao để bức tranh vỡ vẫn đẹp? "Tình đầu là tình dang dở", lời ấy đúng với phần lớn chúng ta. Những mối tình thuở "ô mai" tuy rất đặc biệt nhưng bản chất vẫn ngắn hạn, thường trở thành hồi ức gắn bó với con người về sau với nhiều nỗi tiếc nhớ mỗi khi tìm về. Dù nghe có vẻ đau đớn nhưng mỗi cô cậu học trò cũng nên chuẩn bị trước tâm lí cho sự dang dở mỗi khi bắt đầu một mối quan hệ tình cảm. Việc chia tay nếu có xảy ra cũng hãy nghĩ đây là chuyện sớm muộn . Thế nhưng sau một cuộc đổ vỡ, không làm sao tránh khỏi cảm giác đau lòng, buồn bã, tiếc thương những con người cũ, những kỉ niệm cũ (còn nếu bạn không cảm thấy như thế thì nên đi xin lỗi người bạn cũ của bạn đi, bạn cạn tình quá!). Vậy, bằng kinh nghiệm từ mối tình vừa qua của bản thân, mình muốn chia sẻ với bạn những cách vượt qua nỗi buồn hậu chia tay được dành riêng cho tuổi teen tụi mình, để bức tranh tình thanh xuân dù vỡ nhưng vẫn thật đẹp. 1. Yêu văn minh chia tay văn m

Chuyện làm vlogger

     Mùa hè năm ngoái, vì ý thức được rằng sắp bước vào "khổ ải" lớp 9 rồi nên mình quyết tâm chuẩn bị thật tốt để vô năm không thua bạn kém bè. Thời điểm đó mình đã bắt đầu theo dõi nhiều study vlogger để có thêm động lực học hành. Mình thật sự ngưỡng mộ những con người ấy- những người học 14 tiếng một ngày, chồng sách đọc chất cao như núi, tập vở đẹp đẽ, sáng tạo, những bí quyết học tập họ chia sẻ rất bổ ích và truyền cho mình nhiều nguồn cảm hứng. Nhưng hỡi ơi, phần lớn các study vlogger ấy đều là người nước ngoài hay du học sinh học Đại học, dù họ có thúc đẩy mình học tới đâu đi nữa thì học gì vẫn là chuyện mình phải lo. Mình đã tìm kiếm nhiều nguồn định hướng nên chuẩn bị gì cho năm học lớp 9, nên học chương trình lớp 9 thế nào và kết quả mình nhận được là các video chẳng khác gì một bài giảng văn lê thê của thầy cô trên lớp với nội dung rất ư là chung chung: Bước 1: Chuẩn bị tâm lí (vì em đã chuẩn bị tâm lí nên mới sốt sắng đi tìm các video kiểu này thay vì xem mv củ